Người quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản trị các cấp dưới theo một hướng đi đúng đắn để đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra. Hôm nay hãy tìm hiểu những thách thức và kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm quản lý để rèn luyện mình trở thành một nhà quản trị tốt nhất.
Người quản lý phải đối mặt với nhiều thách thức
Khi là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải có trách nhiệm về thành tích cũng như là phải có những biện pháp để hướng dẫn đội, nhóm của mình đi theo đúng định hướng và kỳ vọng mà tổ chức đặt ra.
Người quản lý cần phải đưa ra các định hướng rõ ràng cho cấp dưới
Bạn cần phải có các kỹ năng liên quan đến việc này như: khả năng đưa ra định hướng cho cấp dưới, giám sát các công việc và đảm bảo luôn đúng thời gian được giao,… để giúp đội nhóm của mình luôn duy trì và đạt thành tích cao nhất.
Thách thức và kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm quản lý tiếp theo bạn phải đối mặt chính là quản lý được hiệu suất làm việc và trách nhiệm giải trình của cấp dưới. Nhà lãnh đạo cần phải có cách phản hồi tinh tế với cấp dưới nếu hiệu suất làm việc không được như kỳ vọng.
Một số kỹ năng cần có bao gồm: yêu cầu cấp dưới của bạn chịu trách nhiệm về việc họ đã làm, đối với những nhân viên thiếu năng lực, kiến thức thì bạn cần có khả năng xử lý thật thích hợp.
Giải quyết xung đột giữa các thành viên trong đội, nhóm chính là thách thức và kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm quản lý mà bạn cần có. Trước khi đứng ra giải quyết những xung đột này bạn cần phải xác định rõ ràng các vấn đề có liên quan và giải quyết từ các nhỏ nhất trước khi xung đột này ngày càng lớn.
Nhà quản lý phải giải quyết thỏa đáng xung đột giữa nhân viên
Bên cạnh đó, nhà quản lý mới cần phải học cách giải quyết sao cho hậu quả của xung đột được giảm thiểu và có cách xử lý phù hợp đối với những cấp dưới có sự phản kháng, cứng đầu và khó thương lượng.
Đối phó với vấn đề của người khác chính là một trong những thách thức và kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm quản lý khiến nhiều người phải đau đầu. Bạn phải nắm luôn trọng trách giải quyết hoặc đưa ra hướng đi đúng cho các vấn đề của cấp dưới.
Nhà quản lý phải nắm lấy trọng trách phát triển kỹ năng, kiến thức và năng lực của nhân viên trong nhóm của mình. Bạn sẽ là người phải cho lời khuyên và cố vấn cho các thành viên về con đường phát triển nghề nghiệp của họ trong tương lai.
Nếu cấp dưới mất đi cảm hứng làm việc do một vấn đề nào đó thì người quản lý phải có nhiệm vụ là thấu hiểu, tạo động lực và thúc đẩy năng suất làm việc của họ bằng việc truyền cảm hứng, khuyến khích hay tâm sự, động viên.
Thách thức và kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm quản lý tiếp theo mà người lãnh đạo mới phải đối mặt là làm việc với nhiều kiểu nhân viên. Trong một tổ chức, một đội nhóm sẽ có những người nhân viên có tính cách, năng lực và quan điểm khác nhau.
Biết cách điều chỉnh hành vi đối với nhiều kiểu nhân viên khác nhau
Chính vì lẽ đó, bạn cần phải biết cách điều chỉnh cảm xúc, hành vi cá nhân của chính mình khi làm việc với những kiểu nhân viên khác nhau dựa trên cách làm việc của họ.
Việc làm một lãnh đạo tốt và có khả năng kiểm soát các công việc liên quan là một điều không hề dễ dàng. Do đó, bạn cần phải biết rõ những thách thức và kỹ năng cần thiết khi lần đầu làm quản lý, để từ đó phấn đấu và rèn luyện và trở thành nhà quản lý ưu tú nhất.